Cập nhật : 8:8 Thứ ba, 29/11/2022
Lượt đọc: 1370

Kế hoạch Bồi dưỡng đội ngũ năm học 2022 – 2023

Ngày ban hành: 29/11/2022Ngày hiệu lực: 29/11/2022
Nội dung:

ỦY BAN NHÂN DÂN HuyÖn An L·o

Tr­êng TiÓu häc TÂN VIÊN

 


Số: /KH-THTV

Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 


Tân Viên, ngày tháng năm 2022

 

 

 

 

 

KÕ ho¹ch

Bồi dưỡng đội ngũ năm học 2022 – 2023

 

 


Căn cứ Thông tư 19/2019/TT -BGDĐT ngày 12/11/2019 của Bộ trưởng Bộ GD &ĐT ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục;

         Thực hiện Công văn số 2620/SGDĐT- GDTH ngày 15 tháng 9 năm 2020 Hướng dẫn chuyên môn và các hoạt động khác đối với Giáo dục tiểu học của Sở GD&ĐT Hải Phòng; Công văn số 234/PGD-TH ngày 17 tháng 9 năm 2021 của Phòng giáo dục và đào tạo An Lão hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục tiểu học năm học 2021 – 2022; thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học 2021- 2022 và trên cơ sở thực tế nhà trường trường Tiểu học Tân viên xây dựng kế hoạch Bồi dưỡng đội ngũ năm học 2021– 2022cụ thể như sau:

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

 - Bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm đối với giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông và Bồi dưỡng theo yêu cầu nhiệm vụ năm học.

- Nâng cao nhận thức về  tư tưởng chính trị, đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm trong công tác của giáo viên trong thời kỳ mới. Quán triệt, tổ chức thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ năm học 2021 – 2022.

- Bồi dưỡng phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục.

- Bồi dưỡng về đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, cách đánh giá xếp loại học sinh tiểu học theo TT27/2020/TT ngày 04/9/2020, TT30/2014/TT và TT22/2016/TT – BGDĐT. Đặc biệt dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và dạy học tích cực để vận  dụng vào quá trình giảng dạy nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, đáp ứng nhu cầu đổi mới ngày càng cao của cộng đồng, xã hội.

- Bồi dưỡng GV thực hiện có hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 1,2; đặc biệt chuẩn bị bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy lớp 3 năm học 2022 - 2023.

- Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng, tự đánh giá công tác BDTX của giáo viên, bảo đảm thiết thực, chất lượng, công khai, minh bạch, hiệu quả.

- Duy trì, phát triển bền vững kết quả bồi dưỡng những năm học trước, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học.

B. NỘI DUNG BỒI DƯỠNG

I. BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN

     1. Tự bồi dưỡng

1.1. Yêu cầu, chỉ tiêu

- 100% Gv có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cá nhân dựa trên tình hình thực tế nhà trường và khả năng, năng lực của bản thân, khắc phục hạn chế yếu kém của bản thân năm học trước.

- 100% GV tự giác tích cực bồi dưỡng cập nhật kiến thức kỹ năng chuyên ngành đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Xác định tự học tự bồi dưỡng là phương thức tốt nhất giúp bản thân tiến bộ trưởng thành, có đủ phẩm chất, năng lực chuyên môn nghiệp vụ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

1.2. Biện pháp

- Quán triệt sâu rộng tới toàn bộ GV về vị trí,vai trò, trách nhiệm tự học, tự bồi dưỡng. Chỉ khi nhận thức đúng thì bản thân mỗi giáo viên mới chuyển hóa được nhu cầu, đòi hỏi của xã hội thành động cơ mục đích của cá nhân, từ đó mới chủ động, tích cực, tự giác phấn đấu tự học, tự bồi dưỡng.

- Nhà trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và triển khai kịp thời. Dựa vào đó, GV xây dựng cho mình kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng khoa học.Trong kế hoạch này cần xác định rõ mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp, thời gian tự học, tự bồi dưỡng. Khi xây dựng kế hoạch giáo viên phải thể hiện rõ những nét phẩm chất, nhân cách, đạo đức nghề nghiệp cần hoàn thiện. Những kiến thức, kĩ năng sư phạm, phương pháp dạy học, …cần bổ sung. Từ đó giáo viên lựa chọn, thống kê các phần công việc cần làm, những yêu cầu cụ thể cần đạt được, mốc thời gian và mức độ hoàn thành phù hợp với điều kiện và năng lực bản thân. Sau khi lập được kế hoạch mỗi giáo viên phải có quyết tâm, có ý thức trách nhiệm, có tinh thần chủ động, kiên trì vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành mục tiêu đặt ra.

- Bố trí, sắp xếp tạo điều kiện cho GV có thời gian tự học, tự bồi dưỡng cho phù hợp với đặc trưng công việc của mình. Thời gian tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên Tiểu học rất hạn chế do vậy mỗi giáo viên cần sắp xếp thời gian tự học qua sinh hoạt chuyên môn ở tổ, nhóm, qua dự giờ thăm lớp, qua tham dự các buổi chuyên đề, tập huấn, hội thảo do trường, Phòng giáo dục, Sở giáo dục tổ chức…vào hè hoặc trong năm học. Ngoài ra viên cần tham gia tự học, tự bồi dưỡng vào ngày nghỉ, giờ nghỉ.

- Định hướng nội dung tự học, tự bồi dưỡng phù hợp, không chỉ bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ mà còn bồi dưỡng về đạo đức, tác phong, kĩ năng sư phạm. Trong quá trình bồi dưỡng về đạo đức, tác phong, kĩ năng sư phạm người giáo viên cần học tập ở mọi nơi, mọi lúc trong cuộc sống cũng như trong công việc.

- Đẩy mạnh học tập, bồi dưỡng thông qua các mối quan hệ với đồng nghiệp, bồi dưỡng qua sách báo, qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua mạng internet, qua sinh hoạt chuyên môn… Từ đó hoàn thiện nhân cách người giáo viên.

- Linh hoạt lựa chọn các hình thức bồi dưỡng phù hợp với khả năng, sở trường của GV. Hình thức tự học, tự bồi dưỡng thông qua hoạt động cá nhân giảng dạy, nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu các công văn, chỉ thị, thông tư…Hình thức tự học, tự bồi dưỡng qua hoạt động tập thể như tham gia các hoạt động sinh hoạt chuyên môn, qua các hoạt động chính trị, xã hội, qua đào tạo nâng chuẩn.

- Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng. Hoạt động này giúp giáo viên nhìn nhận lại những việc đã làm và chưa làm được trong quá trình tự học, tự bồi dưỡng, từ đó kịp thời điều chỉnh, bổ sung kế hoạch nhằm đạt mục tiêu bồi dưỡng. Đưa vào chỉ tiêu thi đua, khuyến khích quá trình tự học, tự bồi dưỡng

 2. Bồi dưỡng theo nhu cầu cá nhân

      2.1. Yêu cầu, chỉ tiêu

- 100% GV được bồi dưỡng, trang bị những năng lực còn khuyết thiếu hoặc nâng cao năng lực còn yếu của bản thân. Đặc biệt GV trẻ mới vào làm công tác chủ nhiệm, GV vừa chuyển khối mới.

- Bồi dưỡng theo yêu cầu công việc những kiến thức, kỹ năng và thái độ mà công việc yêu cầu do GV đề xuất.

2.2. Biện pháp

- Giáo dục, tuyên truyền, xây dựng môi trường văn hóa công vụ, đề cao kết quả, năng lực thực thi công việc.

- Đề cao vai trò trách nhiệm của BGH: xác định chính xác nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên, biết giáo viên yếu mặt gì, cần trang bị thêm kiến thức kỹ năng gì? Phân loại giáo viên theo trình độ nghiệp vụ tay nghề. Xác định ở vị trí đó GV phải làm những việc gì? Làm như thế nào? Cần có quan hệ phối hợp như thế nào để để có hiệu quả cao nhất. Bồi dưỡng GV sát thực tế, hướng vào các vấn đề thiết thực đặt ra từ quá trình nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên

- Xác định đúng nhu cầu đào đạo bồi dưỡng của GV làm căn cứ để xây dựng và đào tạo bồi dưỡng theo năng lực. Lựa chọn, chỉ định GV có nghiệp vụ chuyên môn vững kèm cặp giúp đỡ GV tay nghề còn non yếu: Đ/c Hiên – đ/c P.dung; đ/c Hằng – đ/c Quỳnh, L.Thủy; Đ/c Yến – đ/c Phương; đ/c Quyên – đ/c Thúy; đ/c V.Hương – đ/c Nga; đ/c Minh Yến – đ/c Nguyệt.

- Thể chế hóa những nội dung quản lý chuyên môn, quản lý chất lượng , xây dựng đạo đức nhà giáo bằng chỉ tiêu thi đua, bộ quy tắc ứng xử giúp GV hình thành thói quen ham học hỏi và văn hóa ứng xử.

- Đổi mới SHCM, tập trung các nội dung gắn với nhiệm vụ năm học, gắn với nhu cầu cần bồi dưỡng của GV trẻ, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

- Đổi mới quản lý chuyên môn, tăng cường sự chủ động học tập từ phía giáo viên.

- Tăng cường kiểm tra đánh giá, xem xét lại GV sau quá trình bồi dưỡng đạt được những tiến bộ gì, hiệu quả ra sao?  Đánh giá năng lực trình độ GV sau bồi dưỡng giúp hoàn thiện chương trình. Đánh giá đúng , ghi nhận những nỗ lực cố gắng của GV trong cơ quan.

- Động viên khích lệ giúp GV có thêm động lực tạo ra kết quả lao động tốt hơn trong công việc. Là nguồn động lực đẻ những đồng chí tay nghề còn non học hỏi làm theo.

  1. Bồi dưỡng theo Mô - đun

 * Mục tiêu

- 100% lựa chọn các mô đun bồi dưỡng cụ thể căn cứ nhu cầu của cá nhân, khối kiến thức tự chọn trong chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên ban hành kèm theo các Thông tư tương ứng;

- 100% GV hiểu các mô - đun được lựa chọn để bồi dưỡng nhằm trang bị những năng lực còn khuyết thiếu hoặc nâng cao năng lực còn yếu của bản thân, khắc phục hạn chế yếu kém của bản thân năm học trước.

    * Biện pháp

 - Phổ biến, quán triệt tới toàn bộ GV về nội dung Thông tư 19/2019/TT – BGDĐT ngày 12/11/2019 của Bộ trưởng Bộ GD &ĐT ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục.

-  Giúp GV nắm được Bồi dưỡng theo Mô - đun là bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp theo yêu cầu vị trí việc làm (gọi là Chương trình bồi dưỡng 03): Giáo viên tự chọn các mô đun bồi dưỡng nhằm phát triển phẩm chất, năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm. Số lượng mô đun tự chọn đảm bảo quy định về thời lượng bồi dưỡng tại Khoản 2 Mục IV của Chương trình này bao gồm:

+ Bồi dưỡng nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo trong bối cảnh hiện nay

+ Xây dựng phong cách của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông trong bối cảnh hiện nay

+ Phát triển chuyên môn của bản thân: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng để phát triển chuyên môn của bản thân.

+ Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

+ Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

+ Kiểm tra, đánh giá học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh.

+ Xây dựng văn hóa nhà trường trong các cơ sở giáo dục phổ thông

+ Nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc đối với giáo viên trong các cơ sở giáo dục phổ thông

+ Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông

 

- Căn cứ nhu cầu của cá nhân, khối kiến thức tự chọn trong chương trình bồi dưỡng thường xuyên, giáo viên lựa chọn các mô - đun bồi dưỡng theo thực tế bản thân.

- BGH rà soát, định hướng đảm bảo giúp GV lựa chọn các mô - đun để bồi dưỡng nhằm trang bị những năng lực còn khuyết thiếu hoặc nâng cao năng lực còn yếu của bản thân, khắc phục hạn chế yếu kém của bản thân năm học trước.

 - Tự nghiên cứu các tài liệu về chương trình bồi dưỡng, ghi chép nội dung thiết thực, phục vụ cho công tác chuyên môn.

- Bồi dưỡng thông qua các lớp tập huấn, thông qua tự học, tự nghiên cứu trong hè, trong năm học.

          - Bồi dưỡng thông qua sinh hoạt chuyên môn tổ , khối, chuyên đề theo trường, cụm trường, tham dự các hội thảo, các đợt tập huấn, tham dự các kì thi GV giỏi, chuyên đề theo trường, cụm trường. Bồi dưỡng lồng ghép trong các buổi họp hội đồng, các đợt sinh hoạt chi bộ…(Có phụ lục kèm theo- Phụ lục 2)

- Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng. Tư vấn thúc đẩy kịp thời.

Trường Tiểu học Tân Viên - An Lão - Hải Phòng