KẾ HOẠCH Thực hiện Tháng hành động vì trẻ em năm 2023
( Từ ngày 01/6/2023 đến ngày 30/6/2023)
UBND HUYỆN AN LÃO
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
[
Số: /KH-PGDĐT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
An Lão, ngày tháng 5 năm 2023
2
- Tăng cường các hoạt động tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp
luật hiện hành và các chương trình, kế hoạch về bảo vệ, chăm sóc trẻ em, trong
đó chú trọng công tác tuyên truyền việc thực hiện chính sách, pháp luật về
phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động
trái quy định của pháp luật và phòng, chống tai nạn đuối nước, tai nạn giao
thông, tai nạn thương tích trẻ em.
- Tập trung tuyên truyền về chủ đề Tháng hành động vì trẻ em năm 2023
“ Chung tay giảm thiểu tổn hại trẻ em”:
+ Chủ đề, thông điệp và khẩu hiệu truyền thông của Tháng hành động vì
trẻ em năm 2023 (khẩu hiệu tuyên truyền gửi kèm).;
+ Đẩy mạnh truyền thông để nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm
của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc giải quyết các vấn
đề về trẻ em và phòng ngừa, giảm thiểu các nguy cơ bạo lực, xâm hại trẻ em, tai
nạn thương tích trẻ em nhất là đuối nước, tai nạn giao thông;
+ Tăng cường nhận thức, kỹ năng của trẻ em, gia đình, cộng đồng chung
tay xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh để thực hiện đầy
đủ quyền trẻ em, bảo đảm trẻ em được phát triển toàn diện;
+ Truyền thông đồng thời trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng
xã hội và đến từng gia đình, học sinh;
+ Đăng tải các thông điệp và khẩu hiệu truyền thông của Tháng hành
động vì trẻ em;
+ Tuyên truyền về Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (số 111),
đường dây của Trung tâm công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em Hải Phòng (số
18006605) để học sinh, phụ huynh liên hệ khi có nhu cầu thông tin, thông báo,
tư vấn về bảo vệ, chăm sóc trẻ em;
+ Sử dụng các sản phẩm, tài liệu truyền thông mẫu để phục vụ công tác
tuyên truyền, các sản phẩm này được đăng tải trên website của Tổng đài điện
thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (http://tongdai111.vn) và fanpage Truyền hình Vì
Trẻ em VTV1.
- Đẩy mạnh công tác truyền thông, vận động nguồn lực xây dựng Quỹ
Bảo trợ trẻ em thành phố; cập nhật, đưa thông tin các hoạt động hỗ trợ, chăm
sóc, bảo vệ trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh do nhà trường thực hiện các trang
thông tin chính thức của nhà trường,...
3. Hoạt động Ngày Quốc tế thiếu nhi (01/6)
Tổ chức thăm hỏi, động viên và tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt; trẻ em thuộc gia đình người có công với cách mạng, trẻ em thuộc hộ
nghèo, cận nghèo vượt khó, học giỏi; trẻ em bị mắc bệnh hiểm nghèo; trẻ em bị
bạo lực, xâm hại thuộc nhà trường, trẻ em mồ côi, ... nhân Ngày Quốc tế Thiếu
nhi (01/6) phù hợp với điều kiện thực tế.
4. Vận động nguồn lực
3
Vận động các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân ủng hộ nguồn lực xây dựng
Quỹ Bảo trợ trẻ em Hải Phòng, hỗ trợ trẻ em là nạn nhân của bạo lực, xâm hại;
thăm, tặng quà, trao học bổng và hỗ trợ khám, chữa bệnh cho trẻ em nghèo, trẻ
em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em mồ côi...; hỗ trợ các mô hình hoạt động bảo vệ
trẻ em, phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, thúc đẩy quyền tham gia của
trẻ em; xây dựng, tu sửa các công trình, trường, lớp học, điểm vui chơi, giải trí
cho trẻ em liên quan đến trẻ em.
5. Hoạt động thúc đẩy sự tham gia của trẻ em
- Tổ chức các hoạt động thúc đẩy sự tham gia của trẻ em như: Diễn đàn
trẻ em, tọa đàm, tổ chức gặp mặt, đối thoại với học sinh là trẻ em,... để trẻ em
được bày tỏ ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng, sáng kiến của mình vào các vấn đề
liên quan đến trẻ em, bảo đảm thực hiện tốt hơn các quyền của trẻ em. Đồng
thời lấy ý kiến của trẻ em trong quá trình xây dựng các chính sách, văn bản liên
quan đến trẻ em, nhất là các quy định trong nhà trường.
- Hướng dẫn trẻ em về quyền trẻ em, kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ, tự
lên tiếng, phòng, chống bạo lực, xâm hại, tai nạn thương tích và các vấn đề liên
quan đến trẻ em phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành và phát triển của trẻ em.
- Tổ chức câu lạc bộ, đội, nhóm của trẻ em; các chương trình, hoạt động
do trẻ em khởi xướng và thực hiện tại trường học; các hoạt động khác thúc đẩy
sự tham gia của trẻ em phù hợp với điều kiện thực tế: phòng, chống đuối nước,
an toàn giao thông, tai nạn thương tích, chống nắng nóng, đảm bảo an toàn thực
phẩm, bảo đảm công tác phòng chống dịch Covid- 19 theo quy định.
6. Triển khai hoạt động hè và hoạt động vui chơi giải trí, văn hóa, thể
thao cho trẻ em
- Thực hiện việc bàn giao, phối hợp với gia đình, địa phương quản lý trẻ
em trong dịp hè; tổ chức hoạt động hè cho trẻ em theo hướng dẫn của Ban chỉ
đạo hè thành phố, huyện.
- Tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi an toàn, lành mạnh
cho trẻ em; triển khai các giải pháp, mô hình hoạt động về xây dựng môi trường
sống an toàn, thân thiện, lành mạnh cho trẻ em.
- Tăng cường hoạt động các câu lạc bộ, đội, nhóm, quan tâm trang bị kỹ
năng sống cho học sinh là trẻ em.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo
- Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc các trường triển khai
thực hiện Tháng hành động vì trẻ em năm 2023.
- Rà soát, tổng hợp các đối tượng là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó
khăn tham mưu với cấp ủy, chính quyền về việc chăm lo, hỗ trợ học sinh là trẻ
em, đặc biệt học sinh có hoàn cảnh khó khăn, mồ côi,....
4
- Chỉ đạo các trường học: tổ chức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến
thức về phòng ngừa, ngăn chặn hành vi xâm hại, bạo lực trẻ em cho học sinh,
giáo viên, cán bộ quản lý các trường học; tuyên truyền khuyến khích trẻ em
tham gia sinh hoạt các câu lạc bộ kỹ năng sống, các lớp học bơi vào dịp hè; thực
hiện tốt việc bàn giao trẻ em về sinh hoạt hè tại các xã, thị trấn.
- Kiểm tra việc thực hiện các quy định về trường học an toàn,
thân thiện và hoạt động của các cơ sở giáo dục mầm non công lập và ngoài công
lập trên địa bàn quận.
- Thực hiện công tác thông tin báo cáo về Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy
ban nhân dân huyện theo đúng quy định.
2. Đối với các cơ sở giáo dục
- Xây dựng kế hoạch; tổ chức tuyên truyền, triển khai thực hiện bằng các
việc làm thiết thực, hiệu quả.
- Thực hiện tốt việc bàn giao trẻ em về sinh hoạt hè tại các xã, thị trấn,
quy định về trường học an toàn, thân thiện tại các cơ sở giáo dục công lập và
ngoài công lập nhằm giảm thiểu các nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em.
- Rà soát, tổng hợp các đối tượng là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó
khăn tham mưu với cấp ủy, chính quyền về việc chăm lo, hỗ trợ học sinh là trẻ
em, đặc biệt học sinh có hoàn cảnh khó khăn, mồ côi,....
- Vận động tài trợ như: trao học bổng, đồ dùng học tập, đồng phục; vận
động các nguồn lực để hỗ trợ các công trình dành cho học sinh như đầu tư thư
viện, phòng đọc, dụng cụ luyện tập thể dục thể thao, thiết bị vui chơi cho trẻ em.
- Hướng dẫn trẻ em kỹ năng phòng, chống đuối nước, an toàn giao thông,
tai nạn thương tích, chống nắng nóng,…. Tuyên truyền khuyến khích trẻ em
tham gia sinh hoạt các câu lạc bộ kỹ năng sống, các lớp học bơi vào dịp hè.
- Thực hiện công tác báo cáo về Phòng Giáo dục và Đào tạo kết quả thực
hiện Tháng hành động vì trẻ em năm 2023 trước ngày 27/6/2023 qua hệ thống
HPNET - office bản có dấu cùng bản mềm gửi kèm./.
Nơi nhận:
- Sở GD&ĐT;
- CT, PCT Nguyễn Mạnh Thắng;
- Các trường MN, TH, THCS, TH&THCS;
- Các cơ sở MN ngoài công lập;
- Lưu: VT.
KT. TRƯỞNG PHÒNG
PHÓ TRƯỞNG PHÒNG
Nguyễn Thị Thu Hương
5
KHẨU HIỆU TUYÊN TRUYỀN
(Kèm theo Kế hoạch số: /KH-PGDĐT ngày tháng 5 năm 2023
của Phòng GD&ĐT huyện)
1. Chung tay xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh
cho mọi trẻ em.
2. Phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ em là bảo đảm quyền được
sống của trẻ em.
3. Hãy cho trẻ em học bơi, học kỹ năng an toàn trong môi trường nước.
4. Gọi Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em số 111 để thông báo
mọi hành vi xâm hại trẻ em.
5. Lắng nghe trẻ em bằng trái tim, bảo vệ trẻ em bằng hành động.
6. Gia đình, nhà trường cùng đồng hành để trẻ em được an toàn trên môi
trường mạng.
7. Không gian mạng an toàn, công dân số tương lai.
8. Roi vọt không làm trẻ nên người, yêu thương mạnh hơn lời quát mắng.
9. Pháp luật nghiêm trị mọi hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em